Friday, December 8, 2017

Hướng dẫn cài đặt và Crack CHM Editor 3.1.0

Để cài đặt và Crack CHM Editor 3.1.0 trước hết hãy tải về bản cài đặt và crack tại đây link tốc độ cao Google Drive.

Hướng dẫn cài đặt và Crack CHM Editor 3.1.0

Hướng dẫn cài đặt


Giải nén file CHM Editor 3.1.0.zip với mật khẩu là: hotanmy chạy file setup.ext để cài đặt.

Hướng dẫn cài đặt CHM Editor 3.1.0

Nhấn Next.

Hướng dẫn cài đặt CHM Editor 3.1.0 2

Nhấn I Agree.

Hướng dẫn cài đặt CHM Editor 3.1.0 3

Chọn đường dẫn cài đặt nếu không có gì thay đổi nhấn Install để cài đặt.

Hướng dẫn cài đặt CHM Editor 3.1.0 4

Nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt, nếu không muốn mở CHM Editor ngay thì bỏ dấu tích Run CHM Editor Demo.

Hướng dẫn cài đặt CHM Editor 3.1.0 5

Giao diện chương trình, đây là bản dùng thử.

Hướng dẫn Crack


- Ngắt kết nối Internet trên máy tính bạn
- Copy chmeditor.exe trong thư mục Crack thay thế vào đường dẫn cài đặt CHM Editor 3.1.0
- Đường dẫn để mặc định là: C:\Program Files (x86)\Gridinsoft\CHMEditor
- Đừng update lên phiên bản mới.

Hướng dẫn cài đặt và Crack CHM Editor 3.1.0 6

Kiểm tra lại bằng cách mở CHM Editor lên nhìn dưới gốc phải như hình, nếu mất ngày dùng thử là crack thành công.

Hướng dẫn cài đặt và Crack CHM Editor 3.1.0 7


Ok, mình đã cài đặt và crack thành công.

CHM Editor là gì?

CHM Editor là công cụ biên tập WYSIWYG dễ dàng (WYSIWYG được viết tắt What You See Is What You Get. Tạm dịch là giao diện tương tác tức thời – thấy gì được nấy). CHM Editor có thể sử dụng để chỉnh sửa và thể hiện ra dưới dạng file CHM (giống file help trong Windows). Với phần mềm này bạn có thể chuyển các e-books dưới dạng CHM một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đây là công cụ mạnh mẽ cho việc biên tập chỉnh sửa hoặc tạo mới một tập tin .CHM, bạn có thể chỉnh sửa và lưu file CHM mà không cần phải download bất cứ công cụ hay trình biên tập nào khác.


Chức năng của CHM Editor


  • Chỉnh sửa file CHM trong HTML mode.
  • Tích hợp một số công cụ dịch thuật online.
  • Convert từ CHM sang định dạng HTML.
  • Hỗ trọ bộ chuyển đổi charset.
  • Có thể chèn thêm link, ảnh vào trong file.

Ưu điểm của CHM Editor


  • Chỉnh sửa nhanh một tập tin CHM theo ý muốn bằng cáo thao tác trực quan trên giao diện.
  • Hỗ trợ kéo thả, tự sinh code html trong File CHM.
  • Hỗ trọ sao chép ảnh, và nội dung bất kỳ trong tập tin CHM sang nơi khác: word, html ... 
  • Dễ dàng thiết kế giao diện với HTML + CSS

Nhược điểm của CHM Editor


  • Không hỗ trợ mở tập tin .doc, docx của MS Word và xlsx của Excel.

Download CHM Editor 3.1.0 tại đây link tốc độ cao Google Drive.
Xem tiếp trong bài Hướng dẫn cài đặt và Crack CHM Editor 3.1.0

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP

Tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong các Server Linux nói chung và MySQL nói riêng, tài khoản này có thể thực hiện mọi thao tác quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị các tài khoản người dùng,... Vì nhu cầu công việc nên bạn giao cho một người khác tài khoản này để quản trị thì rất nguy hiểm cho hệ thống Server của bạn, nếu họ cẩn thận và có kiến thức thì không nói đến, nhưng cũng trừ trường hợp trong nhất thời lỗ mãn vọc vạch lung tung sẽ gây thiệt hại lớn cho bạn, mất dữ liệu hoặc thậm chí lỗi cả một hệ thống.

Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần tạo ra một tài khoản khác cho người dùng nhất định, giới hạn quyền, chức năng quản trị trong phạm vi sử dụng nhất định như vậy sẽ an toàn cho hệ thống của bạn hơn.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP

Làm thế nào để tạo tài khoản MySQL mới ?


Trước khi bất đầu tạo tài khoản mới các bạn cần thiết lập mật khẩu an toàn cho tài khoản root của bạn, nếu bạn chưa làm việc ấy có thể xem thêm bài Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP của mình, việc này giúp hệ thống bạn bảo mật được tốt hơn và cần thiết nhé.

Đầu tiên, các bạn vào phần User Account tại đây các bạn sẽ thấy danh sách các tài khoản của MySQL có trong hệ thống của bạn.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP

Danh sách tài khoản của mình.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 3


Để tạo tài khoản mới các bạn chọn tiếp vào dòng Add user account như hình trên.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 4


Tiếp theo, nhập thông tin cho tài khoản mới bạn muốn tạo.
User name: tên tài khoản của bạn
Host name: chọn local
Pass: nhập Password nếu bạn muốn tạo mật khẩu, không thì để trống.
Re-type: Gõ lại mật khẩu trên.
Lưu ý: tại dòng Generate password sẽ bỏ trống và tiếp tục xuống phía dưới.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 5


Khu vực phân quyền và chức năng này rất quan trọng vì vậy các bạn cần chọn thật kỹ những quyền mà bạn cần cấp cho user mới, để giới hạn quyền đặc các giá trị tại ô Giới hạn quyền là 1 (Có giới hạn), nếu không muốn giới hạn quyền là 0 (Không giới hạn).

Ở đây mình tạo tài khoản mình full quyền nên chỉ cần check all mà tất cả giới hạn quyền điều để 0.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 6


Tiếp theo, đây là bảng chứng chỉ SSL thông thường trên localhost các bạn không cần quan tâm đến phần này, nhấn Go để quá trình tạo tài khoản mới hoàn tất.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 6


Quay lại bảng User Account tại đây mình thấy tài khoản tanmyblog vừa tạo đã có, như vậy mình đã tạo được user mới, bây giờ chỉ việc đăng xuất khỏi tài khoản root và dùng tài khoản của mình thôi.

Để đăng xuất tài khoản khỏi phpMyAdmin các chọn vào icon đăng xuất như hình dưới, chỗ này cũng hài lắm đấy ít ai biết nút này là đăng xuất :D

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 7


Hãy thử đăng nhập vào tài khoản mới bạn vừa tạo và kiểm tra xem mọi thứ có hoạt động tốt hay không, gốc trên bên phải sẽ hiển thị thông tin server của bạn và tài khoản người dùng.

Hướng dẫn tạo tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP 8


Như vậy là mình đã tạo thành công tài khoản MySQL mới bằng phpMyAdmin trên XAMPP, nếu bạn có khó khăn hãy để lại comment mình sẽ hỗ trợ bạn.

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP

Cập nhật phiên bản mới phpMyAdmin trên XAMPP là chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm, với phiên bản mới phpMyAdmin cung cấp cho người dùng nhiều cơ chế bảo mật và nhiều chức năng tiện ích khác giúp người dùng sử dụng tốt hơn và an tâm về vấn đề bảo mật hơn.

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP

Kiểm tra phiên bản phpMyAdmin đang dùng


Để xem phiên bản bạn đang sử dụng rất đơn giản chỉ cần vài thao tác như sau: truy cập vào trang phpMyAdmin trên localhost của bạn với địa chỉ http://localhost/phpmyadmin/ và xem dưới gốc phải cuối trang bạn sẽ thấy một bảng thông tin phiên bản phpMyAdmin đang sử dụng.


Của mình hiện tại là phiên bản 4.7.5 và cần cập nhật lên phiên bản mới là 4.7.6

Khi nào cần cập nhật phpMyAdmin ?


Khi cần cập nhật phiên bản mới lập tức phía dưới trang phpMyAdmin trong localhost của bạn sẽ hiển thị một thông báo như sau:

A newer version of phpMyAdmin is available and you should consider upgrading. The newest version is 4.7.5, released on 2017-10-23.

Đây là lúc các bạn cần cập nhật ngay cho mình phiên bản mới, sài hàng mới cho nó xịn :D

Những thay đổi trong phiên bản 4.7.5



  • Sửa lỗi JavaScript trong máy chủ theo dõi
  • Tải lại bản dịch JavaScript khi thay đổi ngôn ngữ
  • Sửa lỗi khi duyệt các kết quả không phải là SELECT
  • Cố định xuất khẩu của bảng với các cột VIRTUAL
  • Sửa lỗi không chính xác hàng tiếp theo khi chọn nhiều hàng
  • Khắc phục sự biến đổi đầu vào


Những thay đổi đáng chú ý kể từ 4.7.5 trong bản 4.7.6 này



  • Cố định 'kiểm tra tất cả' tương tác với bộ lọc
  • Thêm SJIS-win vào danh sách mặc định của các ký tự cho phép
  • Cải thiện phát hiện rằng máy chủ MySQL cần kết nối SSL
  • Hỗ trợ loại dữ liệu JSON trên MariaDB 10.2.7 trở lên
  • Cố định xây dựng ALTER truy vấn với AFTER
  • Thay đổi mật khẩu cố định trên nhóm MariaDB


Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin lên phiên bản mới trên XAMPP


Bước 1: Để cập nhật phpMyAdmin tránh gây lỗi khi sử dụng thì trước tiên các bạn cần đặt mật khẩu cho MySQL, nếu bạn chưa biết cách đặt mật khẩu có thể xem thêm bài viết Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP trước khi thực hiện thao tác cập nhật ở các bước dưới.

Bước 2: Tiếp theo, truy cập vào trang chủ của phpMyAdmin tải phiên bản mới nhất được phát hành về máy tính của bạn, link tải tại đây, khi tải về sẽ có một file có tên là phpMyAdmin-4.7.6-all-languages.zip, lưu ý phiên bản này mới nhất ở thời điểm mình đăng bài viết này, phpMyAdmin có thể sẽ phất triển xa hơn nữa.

Bước 3: Vào thư mục chứa folder phpMyAdmin cũ và xóa nó đi với đường dẫn sau: C:\xampp khi vào thư mục này bạn sẽ thấy một folder có tên là phpMyAdmin hãy xóa nó đi.

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP 2


Bước 4: Giải nén file phpMyAdmin-4.7.6-all-languages.zip bạn mới tải về và đổi tên thành phpMyAdmin, tên này các bạn phải đặt mặc định như vậy.

Tiếp theo hãy copy thư mục phpMyAdmin vừa giải nén vào thư mục XAMPP của bạn: C:\xampp

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP 3

Bước 5: Vào thư mục phpMyAdmin (C:\xampp\phpMyAdmin) bạn vừa copy xong ở bước trên và tìm tập tin có tên là config.sample.inc.php copy ra một tập tin mới đặt tên là config.inc.php sau đó mở tập tin config.inc.php này lên.

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP 4

Bước 6: Tiếp theo, tìm ngay dòng số 17 bạn thêm vào một chuổi bất kỳ giống hình dưới, hoặc thêm chuỗi như mình cũng được, dòng này có tác dụng bảo mật mật khẩu MySQL của bạn.
NVJHASFHsldfjsaldfjljrtqrtunvruqoieruowqeytqiutaNVHSTQORYMSHFYXJMFDDSJYEOSJ
Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP 5

Bước 7: Bây giờ truy cập vào trang http://localhost/phpmyadmin/ trên trình duyệt và kiểm tra quá trình cập nhật của bạn có thành công hay chưa. Nhập user mặc định là root, pass của bạn tạo.

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP 6

Đăng nhập rồi nhìn xuốn phía dưới gốc phải để kiểm tra phiên bản mới nhất chưa nhé, như của mình đã cập nhật thành công phiên bản 4.7.6

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới 4.7.6 trên XAMPP 7

Nếu bạn muốn vào trang luôn mà không cần nhập mật khẩu đăng nhập thì thay tất cả đoạn code dưới đây vào tập tin config.inc.php

<?php
/*
 * This is needed for cookie based authentication to encrypt password in
 * cookie
 */
$cfg['blowfish_secret'] = 'hfsanfdnmvgjeoqNDKAHSDHLFourowureouwtNMVMNVCNCNDLSAJDLJAoiruewotoewtgvldsgflnbvxcvmljfd'; /* YOU SHOULD CHANGE THIS FOR A MORE SECURE COOKIE AUTH! */
/*
 * Servers configuration
 */
$i = 0;
/*
 * First server
 */
$i++;
/* Authentication type and info */
$cfg['Servers'][$i]['auth_type'] = 'config';
$cfg['Servers'][$i]['user'] = 'root';
$cfg['Servers'][$i]['password'] = 'Your_PassWord';
$cfg['Servers'][$i]['extension'] = 'mysqli';
$cfg['Servers'][$i]['AllowNoPassword'] = true;
$cfg['Lang'] = '';
/* Bind to the localhost ipv4 address and tcp */
$cfg['Servers'][$i]['host'] = '127.0.0.1';
$cfg['Servers'][$i]['connect_type'] = 'tcp';
/* User for advanced features */
$cfg['Servers'][$i]['controluser'] = 'pma';
$cfg['Servers'][$i]['controlpass'] = '';
/* Advanced phpMyAdmin features */
$cfg['Servers'][$i]['pmadb'] = 'phpmyadmin';
$cfg['Servers'][$i]['bookmarktable'] = 'pma__bookmark';
$cfg['Servers'][$i]['relation'] = 'pma__relation';
$cfg['Servers'][$i]['table_info'] = 'pma__table_info';
$cfg['Servers'][$i]['table_coords'] = 'pma__table_coords';
$cfg['Servers'][$i]['pdf_pages'] = 'pma__pdf_pages';
$cfg['Servers'][$i]['column_info'] = 'pma__column_info';
$cfg['Servers'][$i]['history'] = 'pma__history';
$cfg['Servers'][$i]['designer_coords'] = 'pma__designer_coords';
$cfg['Servers'][$i]['tracking'] = 'pma__tracking';
$cfg['Servers'][$i]['userconfig'] = 'pma__userconfig';
$cfg['Servers'][$i]['recent'] = 'pma__recent';
$cfg['Servers'][$i]['table_uiprefs'] = 'pma__table_uiprefs';
$cfg['Servers'][$i]['users'] = 'pma__users';
$cfg['Servers'][$i]['usergroups'] = 'pma__usergroups';
$cfg['Servers'][$i]['navigationhiding'] = 'pma__navigationhiding';
$cfg['Servers'][$i]['savedsearches'] = 'pma__savedsearches';
$cfg['Servers'][$i]['central_columns'] = 'pma__central_columns';
$cfg['Servers'][$i]['designer_settings'] = 'pma__designer_settings';
$cfg['Servers'][$i]['export_templates'] = 'pma__export_templates';
$cfg['Servers'][$i]['favorite'] = 'pma__favorite';
/*
 * End of servers configuration
 */
?>

Lưu ý: Your_PassWord thay bằng mật khẩu của bạn tạo, nếu không truy cập được nhớ khởi động lại Apache và MySQL, chúc các bạn thành công, nếu có khó khăn hãy để lại comment phía dưới mình sẽ hỗ trợ bạn.

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP

Vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu của một hệ thống Server mang tính tất yếu và là chuyện hàng đâu các lập trình viên phải làm được việc này, đặt mật khẩu cho phpMyadmin hay nói đúng hơn là đặt mật khẩu cho MySQL giúp bạn bảo mật được cơ sở dữ liệu của mình một cách tốt hơn. Đây là một hết sức đơn giản nhưng không phải ai ai điều có thể làm. Vì vậy, trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL trên phpMyadmin theo hướng đơn giản nhất mà bạn nào cũng có thể làm được.

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP


Trước khi vào bài các bạn hãy bật Apache và MySQL lên trước cái đã, nếu các bạn không muốn lúc nào cũng phải bật XAMPP thì nên xem thêm bài Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn luôn chạy cùng window này nhé.

Đầu tiên hãy truy cập vào trang phpMyadmin trên trình duyệt của bạn với địa chỉ sau http://localhost/phpmyadmin/ nếu các bạn đổi Port và đổi tên miền ảo thì nhớ gắn thêm Port phía sau như của mình là http://tanmyblog.com/phpmyadmin/

Giao diện trang chủ của phpMyAdmin hiện lên đặt mật khẩu các bạn chọn phần User Account.

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 2


Tại đây là danh sách các tài khoản mặc định của MySQL, các bạn chỉ cần quan tâm tài khoản root nằm ở cuối. Nhấn tiếp vào Edit privileges

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 4

Tiếp tục chọn Change password để thêm hoặc thay đổi mật khẩu.

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 5

Nhập mật khẩu của bạn vào 2 ô dưới và nhấn Go để thực hiện, ví dụ mình đặt  pass là Your_PassWord.
Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 5

Như vậy là xong quá trình đặt mật khẩu cho phpMyAdmin, quá trình đổi mật khẩu cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp lỗi xảy ra như sau:

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 5

Nhưng bạn đừng lo tiếp tực vào thưc mục chứa tập tin cấu hình phpMyadmin như sau: C:\xampp\phpMyAdmin sau đó bạn tìm tập tin có tên là config.inc.php mở nó lên.

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 7

Tìm xuốn dòng password và nhập vào bên trong mật khẩu bạn đặt ở bước trên sau đó save lại và khởi động lại XAMPP là xong lỗi này nhé.

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu cho phpMyAdmin trên XAMPP 6

Kết thúc bài ở đây với những cách đơn giản này thì bạn nào cũng có thể làm được, nếu có thắc mắc hãy comment bên dưới chúng tôi sẽ hổ trợ bạn.

Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn luôn chạy cùng window

Bạn đang học lập trình web với PHP việc sử dụng chương trình XAMPP hằng ngày là chuyện tất yếu, chắc chắn rằng bạn sẽ gặp đôi chút khó chịu với XAMPP vì lỗi lần sử dụng phải mở bảng điều khiển của XAMPP lên bật Apache và MySQL từng cái một. Vấn đề ở đây nếu các bạn cứ bật như vậy khá là bất tiện, tại sao không bật một lần sử dụng mãi mãi cho tới khi nào bạn gỡ XAMPP mới thôi ?

Thực chất Bitnami nhà phát triển XAMPP đã tích hợp sẵn những tính năng này trong XAMPP nhưng họ không để nó chạy cùng hệ thống.Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để cấu hình Apache và MySQL trên XAMPP luôn luôn bật cùng hệ thống Window 10, 8, 7 mỗi khi bạn mở máy lên là có thể sử dụng được ngay.

Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn luôn chạy cùng window


Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn khởi động cùng window


Bước 1: Hãy mở bảng XAMPP Control Panel với quyền quản trị viên (Run As Administrator). Sau khi bảng Control Panel hiện liên các bạn hãy tích vào ô bên trái của Apache và MySQL, việc tích vào 2 ô này sẽ cài đặt vào hệ thống máy tính của bạn 2 dịch vụ của Apache và MySQL.

Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn luôn chạy cùng window 2


Sau đó hãy nhấn Config để tiến hành cấu hình cho 2 dịch vụ này khởi động cùng hệ thống window 10, 8, 7 của bạn.

Bước 2: Một cửa sổ hiện lên tiếp theo các bạn hãy tích tiếp vào ô bên trái của Apache và MySQL và nhấn Save. Lúc này máy tính của bạn cần khởi động lại thì 2 dịch vụ trên mới bất đầu chạy theo hệ điều hành window.

Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn luôn chạy cùng window 3


Bước 3: Sau khi khởi động lại máy lúc này chỉ việc kiểm tra lại 2 dịch vụ Apache và MySQL đã chạy chưa bằng cách mở Task Manager các bạn sẽ thấy 2 dịch vụ này được bật, nhớ là sau khi khởi động lại đừng tự mở Apache và MySQL nhé.

Hướng dẫn cài đặt Apache và MySQL luôn luôn chạy cùng window 4


Kết quả như hình quá trình cài đặt XAMPP khởi động cùng hệ thống của mình đã thành công, nếu có khó khăn hãy để lại comment phía dưới mình sẽ hỗ trợ bạn.

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền ảo trên XAMPP

Đối với những bạn học lập trình thì không chỉ có một thư mục chứa web mà có thể hàng trăm nghìn cái hay rất rất nhiều thư mục như vậy. Ví dụ mình có một thư mục web tên là tanmyblog mỗi lần như vậy cứ gõ http://tanmyblog.com/tanmyblog mới truy cập được website của mình. Nó rất dài và bất tiện bản thân mình cũng không thích điều đó.

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP


Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP nói cho dễ hiểu là mỗi thư mục chứa web sẽ có một port riêng và như vậy mỗi lần bạn muốn truy cập web nào chỉ cần gõ port của web đó thôi chứ không dài dòng như trên.

Để dễ hiểu hơn nữa thì mình có ví dụ như sau: mình sẽ tạo ra 2 trang web chứ trong thư mục website1 và thư mục website2, nếu ban đầu bạn chưa làm gì thì phải truy cập 2 trang rất dài như dưới.

http://tanmyblog.com/website1
http://tanmyblog.com/website2

Để giải quyết vấn đề trên như phần mô tả đầu bài, mình sẽ cấu hình Apache trên XAMPP sao cho có thể chạy được nhiều domain ngắn gọn hơn, khi này thay vì truy cập như trên mình sẽ đổi thành:

http://tanmyblog.com:81
http://tanmyblog.com:82

Như vậy nó rất gọn và nhanh tiết kiệm được thời gian của mình nữa.

Hướng dẫn thực hiện


Đầu tiên, bạn hãy vào thư mục chứa tập tin cấu hình Apache trên XAMPP như sau: C:\xampp\apache\conf sẽ có tập tin có tên là httpd.conf. 

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP 2


Hãy mở nó lên bằng trình soạn thảo bất kỳ và nhấn Ctrl + F nhập Listen 12.34.56.78:80 bạn sẽ thấy dòng dưới đây.

#Listen 12.34.56.78:80
Listen 80
Nếu các bạn có xem bài trước thì cũng biết đây là cái gì rồi, nếu bạn chưa đọc thì thể đọc thêm bài Hướng dẫn đổi port localhost trên xampp.

Tại đây, sau khi bạn tìm thấy dòng này hãy thêm vào hãy cổng port mới ví dụ như mình là 81 là 82, kết quả như hình dưới.

Listen 81
Listen 82
Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP 4

Tiếp thep sẽ cấu hình Virtual Host trong tập tin httpd-vhosts.conf, vào thư mục với đường dẫn sau: C:\xampp\apache\conf\extra 

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP 3

Tại đây bạn sẽ thấy tập tin httpd-vhosts.conf mở bằng trình soạn thảo bất kỳ thêm các đoạn code sau vào cuối tập tin.

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP 5


<VirtualHost *:81>
    DocumentRoot "C:/xampp/htdocs/website1"
    ServerName tanmyblog.com
    ServerAlias www.tanmyblog.com
    <Directory "C:/xampp/htdocs/website1">
        Order Allow,Deny
        Allow from all
    </Directory>
</VirtualHost>
<VirtualHost *:82>
    DocumentRoot "C:/xampp/htdocs/website2"
    ServerName tanmyblog.com
    ServerAlias www.tanmyblog.com
    <Directory "C:/xampp/htdocs/website2">
        Order Allow,Deny
        Allow from all
    </Directory>
</VirtualHost>

Lưu ý: Thay các phần màu đỏ ở trên thành cái của bạn nhé. Sau khi cấu hình như trên hoàn tất, save lại và cần khởi động lại Apache thì các thay đổi cấu hình mới có hiệu lực.

Tiếp tục mình sẽ tạo 2 trang web index.php trong thư 2 thư mục chứa web mới này, bạn có thể làm giống đoạn code của mình để test.

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Website 1</title>
<meta charset="utf-8">
</head>
<body>
<p style="font-size: 30px">Tạo website 1 thành công</p>
</body>
</html>

Tương tụ trang 2 cũng như vậy. Bây giờ mình sẽ truy cập đến 2 trang web vừa tạo xem có thành công hay không? bằng cách truy cập vào 2 trang web mới trên như sau:

http://tanmyblog.com:81
http://tanmyblog.com:82

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP 6

Hướng dẫn tạo thêm Port vào tên miền trên XAMPP 7
Như vậy mình đã thực hiện thành công việc tạo thêm port chứa website mới, nếu các bạn có khó khăn trong quá trình thực hiện hãy để lại comment bên dưới mình sẽ hỗ trợ các bạn.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ

Localhost là gì ? đây là tên miền nội bộ thay thế cho đại chỉ ảo 127.0.01, localhost chẳng public ra bên nó chỉ hoạt động duy nhất trong máy tính của bạn.

Mặc định khi các bạn cài XAMPP muốn truy cập vào host ảo của mình thì phải gõ http://localhost hoặc nếu đổi Port thì http://localhost:2018 ... Không phải ai cũng thích chữ localhost này như mình không thích nó mình sẽ đổi nó sang một tên miền ảo khác bất kỳ theo ý mình thích.

Vấn đề này không phải riêng ai mà hầu hết tất cả điều muốn như vậy, nắm được điều này mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách thay đổi tên miền localhost thành một tên miền bất kỳ mà bạn thích.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ


Bước đầu tiên thực hiện thay đổi các bạn vào đường dẫn thư mục chứa tập tin host của hệ thống window như sau: C:\Windows\System32\drivers\etc. Truy cập vào thư mục trên bạn sẽ thấy một tập tin có tên là hosts đầu tiên.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ 2


Tiếp theo, các bạn click chuột phải vào tập tin hosts chọn Properties một của sổ sẽ hiện lên các bạn chọn sang Tab Security.

Tiếp theo, click chọn xuốn phần Users ở cuối dưới cái Administrator của mình là MYCLAY mình sẽ chọn tài khoản này và nhấn Edit, phần tên Users này mỗi máy sẽ khác nhau tùy thuộc vào bạn đổi tên gì hoặc hệ thống để mặc định.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ 3


Một cửa sổ mới hiện lên các bạn cũng chọn xuốn phần Users cuối cùng (MYCLAY của mình) tích hết vào ô Allow và lưu lại.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ 4


Bây giờ quay lại tập tin hosts trong thư mục bạn hãy mở nó ra bằng trình soạn thảo bất kỳ, trỏ tên miền ảo cần thêm về IP của localhost là 127.0.0.1. ví dụ mình cần thêm tên miền là tanmyblog.com như hình dưới.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ


Luy ý: Thêm xong các bạn lưu file lại và đừng quên khởi động lại Apache nếu không mọi thao tác trên sẽ không có hiệu lực.

Bây giờ mình sẽ mở trình duyệt truy cập vào tên miền mới của mình tanmyblog.com, nếu các bạn có đổi port localhost apache như bài trước thì gõ là tanmyblog.com:2018, nhớ thay tanmyblog.com và 2018 thành tên miền của bạn và port của bạn nhé.

Hướng dẫn đổi domain localhost thành tên miền ảo bất kỳ 5


Kết thúc bài ở đây mình đã đổi tên miền ảo thành công, còn các bạn đã làm được chưa hãy comment phía bên dưới nếu các bạn cần mình hỗ trợ.