Phân tích đối thủ cạnh tranh trong seo là một quá trình đánh giá điểm mạnh hay yếu của các đối thủ mà bạn muốn cạnh tranh hoặc là các đối thủ tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là đối thủ dẫn đầu hạng seo, ai là người mới bước vào làm seo để chuẩn bị cho mình chiến thuật chiến đấu hiệu quả.
Đối với SEO việc phân tích đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng. Bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao website đã được tối ưu OnPage rất tốt chuẩn SEO rồi, xây dựng những backlink hoàn hảo có liên kết thân thiện với bộ máy tìm kiếm nhưng vẫn không thể nào đứng trong top? Nếu bạn không làm sai cách, thì chắc chắn nguyên nhân bạn đang gặp đối thủ cạnh tranh lớn, một ông lớn bạn cần chiến thắng. Nhưng đừng lo, sau bài viết này mình sẽ vẽ đường cho các bạn các phương pháp phân tích đối thủ cạnh tranh trong seo.
1. Xác định đối thủ cạnh tranh trong SEO
Làm cách nào để xác định được đối thủ cạnh tranh hiện tại? Rất đơn giản, đối thủ cạnh tranh là bất kỳ công ty, tổ chức hay cá nhân nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà bạn cũng đang muốn thu hút.
Trong hoạt động kinh doanh online, việc xác định đối thủ cạnh tranh khá dễ dàng, chỉ cần dựa vào mặt hàng kinh doanh và công cụ tìm kiếm. Bạn chỉ cần gõ từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn vào công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc, và xem xét các website đang đứng đầu với từ khóa đó. Những website này chính là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với website của bạn.
Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều website không xác định được từ khóa mà bạn nhập bởi vì bài viết của họ có nội dung liên quan tới từ khóa của bạn, nhưng website đó vẫn đứng top trong công cụ tìm kiếm. Vậy để xác định được đối thủ cạnh tranh với website của bạn thì cần phải thực hiện những bước tiếp theo.
2. Thăm website của đối thủ cạnh tranh
Sau khi xác định được những website bạn muốn cạnh tranh, bạn cần đóng vai làkhách hàng và chuyên gia để phân tích nó. Hãy xác định lĩnh vực cơ bản của website đó là gì nhờ thanh mô tả trên trang chủ. Nếu từ khóa chính của họ đang SEO cũng đúng là từ khóa bạn đang dự định SEO thì xác định đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Việc kiểm tra trang web này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về cách thể hiện của đối thủ, cách giúp họ có vị trí cao trong SEO.
2.1 Hình thức và cấu trúc website
Là một trong những yếu tố giúp website có được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Một website có cấu trúc tốt thường có phần code gọn nhẹ, thiết kế đơn giản nhưng chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng và đặc biệt không làm ảnh hưởng tới tốc độ tải trang. Bên cạnh đó, thanh điều hướng (navigation) phải dễ dùng, điều này không chỉ phục vụ cho người dùng mà còn giúp bot tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu trên trang.
2.2 Phân tích giao diện website
Bạn cần phải xem xét website của đối thủ có thật sự hấp dẫn, ấn tượng và chuyên nghiệp hay không? Giao diện có phù hợp với loại hình kinh doanh hay không? Đây cũng chính là yếu tố quan trọng khi phân tích website tối ưu.
2.3 Nội dung trên website
Hãy truy cập vào các chuyên mục chính đang cạnh tranh với mình, xem qua tiêu đề các bài viết để nắm được đối thủ đang khai thác những khía cạnh nào. Sau đó kiểm tra chất lượng của bài viết, xem chúng là tự viết hay được copy từ nguồn nào đó, nội dung thực sự có thu hút và sử dụng đa dạng các hình thức như mp3, hình ảnh hay video không?
Đặc biệt, khi tiến hành phân tích nội dung website của đối thủ, bạn cần chú ý vào sự phản hồi, đánh giá của khách hàng. Nếu bài viết hay website có lượng người truy cập lớn, các bài viết có nhiều phản hồi, chia sẻ, tranh luận, chắc chắn đây là đối thủ đáng gờm. Cuối cùng là bạn cần theo dõi xem hàng ngày có nhiều nội dung mới được cập nhật trên web của đối thủ hay không?
3. Phân tích từ khóa đối thủ đang sử dụng
Từ khóa luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong SEO. Nếu bạn đang gặp khó khăn về việc sử dụng từ khóa để SEO thì qua sự phân tích các website đối thủ với những từ khóa mà họ đã sử dụng để lên top thì bạn có thể sử dụng những từ khóa đó để xác định danh sách từ khóa làm SEO cho website của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ website keyword Suggestion để kiểm tra những từ khóa tốt cho trang web. Trong khi làm các kiểm tra, bạn có thể tìm thấy nhiều từ khóa hữu ích cho mình. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra vị trí của các từ khóa trong tiêu đề, thẻ meta description, thẻ hình ảnh, URL,…
Bạn cũng nên kiểm tra mật độ từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng. Các từ khóa được đưa vào tiêu đề, các thẻ mô tả, thẻ keyword, thẻ H1, H2, H3 có tối ưu với bot tìm kiếm. Hãy sử dụng công cụ Seoquake để kiểm tra. Dựa vào đó bạn cần phải so sánh với website của mình có đạt được tốt hơn với website đối thủ không. Những điểm nào còn chưa bằng thì bạn hãy tìm cách chỉnh sửa và làm tốt hơn đối thủ.
4. Phân tích cách xây dựng liên kết của đối thủ
Một website đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm không chỉ dựa vào mỗi hình thức và nội dung mà phụ thuộc rất lớn vào cách xây dựng liên kết của đổi thủ hay backlink. Bởi vì mỗi backlink chính là một phiếu để website lên top dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Chính vì vậy hãy kiểm tra số lượng backlink về website đó là bao nhiêu? Chất lượng của chính như thế nào? Hãy sử dụng công cụ kiểm tra backlink như ahref để nắm được đối thủ có bao nhiêu backlink, xuất phát từ đâu, có page rank cao hay thấp. Đồng thời cần phải phân tích toàn bộ các page trong site để có cái nhìn tổng quan, nhận định được đối thủ đang tập trung SEO cho trang nào.
Đừng quên so sánh số lượng backlink của bạn với đối thủ. Nếu bạn không có được nhiều backlink như đối thủ cho từ khóa cần SEO thì đảm bảo rằng bạn sẽ không vượt lên trên đối thủ. Chính vì thế bạn phải có thật nhiều phiếu chất lượng hơn đối thủ thì mới có hi vọng vượt qua.
Backlink thì mình đã nói rất nhiều vì nó rất quan trọng nếu bạn là người mới chưa tìm hiểu qua baclink có thể xem thêm các bài viết liên quan đến backlink sau:
Hiểu về backlink và tầm quan trọng của backlink đối với seo.
Các phương pháp lọc backlink hiệu quả cho seo.
Tìm hiểu về vị trí đặt backlink hiệu quả cho seo.
5. Đánh giá khả năng khai thác mạng xã hội của đối thủ
Gần đây khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, các doanh nghiệp đều lợi dụng chúng để quảng bá thương hiệu cũng như thu hút khách hàng truy cập website. Chính vì vậy, mạng xã hội đang được các công cụ tìm kiếm như Google,… đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
Hãy quan sát xem đối thủ của bạn sử dụng những trang mạng xã hội nào để chia sẻ. Và bạn có thể kiểm tra xem những công việc mà họ đã và đang làm trên các kênh này như thế nào. Lúc đó bạn có thể lên kế hoạch để liệt kê ra những công việc mà bạn phải làm trên các kênh này sẽ như thế nào. Bạn có thể theo dõi hoặc kết bạn với các trang đối thủ để biết chính xác hơn những gì họ làm.
Nếu website của bạn và đối thủ đều có sự đầu tư về nội dung, hình thức; số lượng backlinks như nhau thì yếu tố chia sẻ trên mạng xã hội sẽ quyết định việc website nào xuất hiện trên trong kết quả tìm kiếm.
6. Phân tích việc quảng cáo của đối thủ
Một điều hết sức quan trọng trong việc phân tích đối thủ là xem xét các website đó đang chạy quảng cáo trên các trang nào. Chất lượng traffic từ các nguồn này đều rất chất lượng và đó là điều rất tốt cho một chiến dịch SEO.
Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra việc sử dụng PPC để tăng lưu lượng truy cập chất lượng là vô cùng hiệu quả và rẻ hơn so với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tự nhiên. Google adwords là một sự lựa chọn tốt nhất cho việc kéo traffic về website của bạn khi bắt đầu một chiến dịch SEO.
Giám sát, phân tích đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ không bao giờ kết thúc, tuy việc này tốn khá nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực hoạt động của đối thủ cũng như đưa ra những chiến lược phát triển website của mình phù hợp. Hy vọng với những kiến thức mà mình cung cấp, website của bạn sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm và tiếp cận được nhiều khách hàng.
8 nhận xét
Tối ưu thẻ H1, H2, H3 như thế nào vậy?
Tấn Mỹ cho mình hỏi làm sao biết web người ta chuẩn seo hay không chuẩn vậy ? Theo phần phân tích giao diện của bạn đấy.
H1: Nội dung chính bạn muốn đề cập, có từ khoá SEO (thường dùng làm tiêu đề bài, tối đa 60 ký tự)
H2: Mô tả ngắn ngọn nội dung chính, có từ khóa SEO (tối đa 5 thẻ)
H3: Mô tả ngắn ngọn nội dung liên quan (tối đa 7 thẻ)
Bạn dùng công cụ Seoquake của trình duyệt firefox, công cụ Seoquake này sẽ kiểm tra tất cả các code html, css, js,... chuẩn hay k chuẩn sẽ thông báo cho bạn.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng nhiều công cụ kiểm tra của Google, và những công cụ khác nữa, có rất nhiều công cụ nha bạn.
Qua mạng xh mình thấy tỷ lệ thoát cao quá, học ckick vào đọc cái rồi ra.
Cũng tùy trường hợp thôi bạn, nội dung cuốn hút người dùng thì mới giữ chân được họ.
Bài viết của bạn rất chi tiết và đầy đủ. Làm đủ các bước như bạn chia sẻ một cách bài bản chu đáo mình nghĩ chắc chắn có thành quả tốt.
Nice bblog thanks for posting
EmoticonEmoticon