Tuesday, May 16, 2017

Tìm hiểu về Terminal trên linux

Tags

Tìm hiểu về Terminal trên linux trong bài vết này hãy cùng Tấn Mỹ BLog tìm hiểu về Terminal là gì ? có gì hay và tại sau phải sử dụng Terminal?

http://hotanmy.blogspot.com/2017/05/tim-hieu-ve-terminal-tren-linux.html


Terminal Là Gì ?

- Terminal là một chương trình phần mềm được cài đặt sẵn trên hệ điều hành Linux cho phép người dùng có thể giao tiếp với máy tính thông qua việc chạy các câu lệnh. Chính vì vậy Terminal còn được gọi là một chương trình giao diện cửa sổ dòng lệnh (command line interface).

Tại Sao Sử Dụng Terminal ?

- Tiền thân của hệ điều hành Linux là Unix. Khi Unix ra đời, người dùng sẽ tương tác với máy tính thông qua việc gõ các câu lệnh trên một cửa sổ dòng lệnh. Điều này giúp việc thực hiện các tác vụ nhanh hơn nhưng sẽ đòi hỏi người dùng cần phải nhớ các dòng lệnh và với các tác vụ phức tạp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều câu lệnh khác nhau thì sử dụng cửa sổ dòng lệnh trở nên khó khăn hơn nhiều.

- Để giải quyết hạn chế này, Linux cung cấp giao diện đồ họa cho người dùng (Graphic User Interface hay GUI), qua đó chúng ta có thể thực hiện các tác vụ trên máy tính thông qua việc sử dụng chuột để click hoặc kéo thả.

- Mặc dù vậy đối với các lập trình viên và đặc biệt là các nhà quản trị hệ thống thì việc sử dụng terminal trong rất nhiều tình huống là bắt buộc do máy tính không hỗ trợ GUI ví dụ như khi làm việc trên server cài Linux không có GUI hoặc một số tác vụ không hỗ trợ UI. Trong nhiều trường hợp khác thì sử dụng Terminal cũng sẽ nhanh và hiệu quả hơn sử dụng giao diện GUI.

Khởi Động Terminal ? 

- Trên Ubuntu để khởi động Terminal bạn dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + Alt + T hoặc gõ Windows để mở Dash (Dash tương tự như start menu của Windows) và tìm kiếm cho Terminal.

Câu Lệnh Cơ Bản

1) sudo (viết tắt của superuser do)

- Cho phép bạn chạy các lệnh khác với quyền của admin. Nó hữu dụng khi mà bạn cần sửa các files ở trong các thư mục mà một user bình thường không có quyền truy cập.
- Truy cập tài khoản root trên ubuntu gõ lệnh sudo su và nhập mật khẩu.

2) pwd (viết tắt của print working directory)

- Lệnh này hiển thị cho bạn biết được đường dẫn đến thư mục hiện tại mà bạn đang truy cập.

3) Lệnh ls. Lệnh này sẽ hiển thị cho bạn thấy danh sách các files hay thư mục con trong thư mục hiện tại bạn đang truy cập.

- ls -l sẽ hiển thị danh sách các files, thư mục kèm theo thông tin về dung lượng, thời gian được tạo, và quyền truy cập của các files, thư mục đó.

- ls -a sẽ hiển thị danh sách bao gồm cả các files, thư mục bị ẩn trong thư mục hiện tại

- ls lệnh này chỉ hiển thị các file có trong thư mục, không hiển thị thời gian và file ẩn.

4) cp (copy) - Cho phép bạn copy một file.

- Ví dụ cp file foo sẽ tạo ra một bản copy của "file" với tên là "foo", nhưng "file" sẽ vẫn còn ở đó.
- Nếu bạn muốn copy cả một thư mục, bạn phải sử dụng lệnh cp -r directory foo

5) mv (move) Lệnh này cho phép bạn di chuyển một file sang một thư mục khác hoặc đổi tên của một file nào đó.

- Ví dụ, mv foo bar sẽ đổi tên của "foo" thành "bar"
- mv foo ~/Pictures sẽ di chuyển file "foo" đến thư mục Pictures, nhưng không đổi tên của nó.
- mv foo ~/Pictures/bar sẽ di chuyển file "foo" đến thư mục Pictures với tên "bar"

6) rm (remove) Cho phép bạn xóa một file.

- Sử dụng rm -r directory nếu bạn muốn xóa cả một thư mục

7) mkdir (make directory) - Cho phép bạn tạo một thư mục mới.

- mkdir TanMyBlog sẽ tạo ra một thư mục có tên là TanMyBlog

8) history - Hiển thị tất cả những lệnh bạn đã gõ trước đó.

9) man - lệnh này hiển thị hướng dẫn sử dụng của những lệnh khác.

- Ví dụ, bạn muốn biết cách sử dụng lệnh mkdir như đã nói ở trên, bạn viết lệnh đó như sau: man mkdir

Lệnh hiển thị thông tin của hệ thống


1) free Lệnh này hiển thị dung lượng ram đã sử dụng và dung lượng ram còn trống.

- free -m sẽ hiển thị thông tin sử dụng đơn vị MB.
- free -g sẽ hiển thị thông tin sử dụng đơn vị GB.

2) top (table of processes) Lệnh này hiển thị thông tin về hệ thống Linux của bạn.

- Các tiến trình đang chạy và các tài nguyên hệ thống, bao gồm CPU, RAM, các phân vùng swap và tổng số các tasks đang chạy.
- Để kết thúc top, hãy nhấn phím q

3) uname -a Lệnh này sẽ hiển thị một số thông tin cơ bản về hệ thống, bao gồm tên máy, tên kernel và version, và một ít thông tin chi tiết khác.

4) lsb_release -a lệnh này hiển thị thông tin phiên bản Linux bạn đang dùng.


7) ip addr hiển thị giao diện mạng của hệ thống của bạn

Một số lệnh hữu dụng khác

1) Tạo một file ISO từ một folder: mkisofs -o image.iso -R /path/to/folder/
2) Tạo một mật khẩu ngẫu nhiên: openssl rand -base64 20
3) Thêm một user mới: adduser newuser, lệnh này sẽ tạo ra một user mới có tên là newuser trong hệ thống của bạn, để chỉ định mật khẩu cho user mới này, sử dụng lệnh passwd newuser.
4) Để tìm kiếm nơi đã cài đặt một package nào đó, lệnh này sẽ hữu ích đối với bạn: whereis packagename
5) Để hiển thị các tiến trình đang chạy trong hệ thống, sử dụng lệnh: ps -aux, nếu bạn muốn tìm kiếm một tiến trình nào đó, hãy sử dụng thêm từ khóa |grep như sau: ps -aux |grep processing_name

Một số phím tắt hữu dụng sử dụng trên terminal

1) Ctrl + A or Home Di chuyển con trỏ chuột về vị trí đầu dòng
2) Ctrl + E or End Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cuối dòng
3) Esc + B Di chuyển đến vị trí bắt đầu của từ hiện tại hoặc từ trước đó
4) Ctrl + K Xóa từ vị trí hiện tại của con trỏ đến cuối của dòng
5) Ctrl + U Xóa từ vị trí bắt đầu của dòng đến vị trí hiện tại của con trỏ
6) Ctrl + W Xóa từ đứng trước con trỏ
7) Alt + B Di chuyển lùi lại một từ
8) Alt + F Di chuyển tiến lên một từ
9) Alt + C Viết hoa kí tự ở vị trí con trỏ và chuyển con trỏ xuống cuối dòng

Qua bài viết hy vọng các bạn cũng hiểu hơn về Terminal cách sử dụng những phím tắt hay trên Terminal.

Sở thích của tôi là vọc vạch những thủ thuật máy tính, mẹo hay của windows, linux, sẵn sàng chia sẽ với mọi người và với tôi điều miễn phí.


EmoticonEmoticon